Ngày nay, laptop là một trong những đồ dùng không thể thiếu đối với sinh viên, những người đi làm văn phòng,... Sử dụng laptop lâu nay, bạn đã biết đến cấu tạo của máy tính xách tay chưa? Nếu chưa hãy xem ngay bài viết này, Laptop Tài Thịnh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về cấu tạo máy tính xách tay.
Cấu tạo bên ngoài của máy tính xách tay laptop
Mặc dù laptop có nhiều kiểu khác nhau nhưng đa số chúng đều có những bộ phận cơ bản như sau:
- Phần vỏ: Phần này thường được làm bằng chất liệu cao cấp như kim loại hoặc nhựa.
- Bàn phím: Là nơi để người dùng gõ và nhập dữ liệu, thông tin để giao tiếp với máy tính.
- Màn hình: Đây là nơi thể hiện các thông tin, hình ảnh,... một cách rõ nét. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại màn hình từ 10 đến 17 inch, cho người dùng thoải mái lựa chọn theo sở thích và nhu cầu của mình.
- Pin: Có nhiều loại pin khác nhau và được phân loại theo số lượng cell như 3 cell, 4 cell, 5 cell,... Trong đó, chúng được cấu tạo từ: cell pin (là các viên pin dùng để lưu trữ điện cho laptop), bo mạch (là nơi chứa thông tin cho phép máy tính nhận dạng chính xác loại pin), vỏ pin (là bộ phận bên ngoài để gắn kết và bảo vệ để tạo thành khối hoàn chỉnh cho pin laptop).
- Touchpad: Thiết bị được gắn cố định với laptop có nhiệm vụ điều khiển và giao tiếp với người dùng. Đây là bộ phận tùy thuộc vào từng nhà sản xuất sẽ có cấu tạo khác nhau.
- Sạc: Đây chính là bộ phận quan trọng nhất của laptop. Nếu không có sạc laptop khi hết pin sẽ không sử dụng được, kể cả khi lắp pin.
- Chuột: Là thiết bị ngoại vi giúp hỗ trợ cho touchpad.
- Cổng kết nối: Là khu vực kết nối giữa laptop với các thiết bị ngoại vi như chuột, tai nghe, USB,...
Cấu tạo bên trong của máy tính xách tay laptop
Cấu tạo bên trong của máy tính xách tay khá phức tạp và khó tìm hiểu hơn các bộ phận bên ngoài, bởi người dùng không thể cảm nhận và trải nghiệm một cách trực tiếp nếu như không tháo laptop. Bên trong laptop gồm có:
>>>>> Xem thêm: Laptop mỏng nhẹ giá rẻ cho sinh viên
Các bộ phận bên trong của chiếc laptop gồm có:
- - Vi xử lý CPU
- - Card màn hình GPU
- - Bộ nhớ RAM
- - Ổ cứng lưu trữ
- - Vỉ máy tính Mainboard
- - Chip set
Chi tiết các bộ phận bên trong laptop
Vi xử lý (CPU)
Là bộ phận xử lý trung tâm xử lý phân tích dữ liệu, là bộ phận cực kỳ quan trọng của laptop. Thông thường có các loại CPU như sau: Intel (core 2 dou, core i3, core i5, core i7, core i9,...) và AMD (AMD A6, AMD A10, AMD A8,...). CPU thường được gắn trên mainboard và có trách nhiệm xử lý tất cả các thông tin từ trong ra ngoài từ trước khi hiển thị ra màn hình desktop.
Card màn hình (GPU)
Là thiết bị giao tiếp giữa màn hình và mainboard, với nhiệm vụ chính là xử lý tất cả thông tin có liên quan đến hình ảnh, video như màu sắc, độ phân giải… nhờ kết nối với màn hình để hiển thị. Đây là một trong những bộ phận quan trọng về phần cứng, nó quyết định đến hoạt động chơi game, làm đồ họa hay lập trình trên máy tính đó là tốt hoặc kém. Card đồ họa sẽ có 2 loại:
- VGA Onboard: Tích hợp sẵn trên bo mạch hoặc một phần Chipset cầu Bắc (thườfng thấy ở các dòng laptop cũ) nó hoạt động nhờ vào sức mạnh của CPU và RAM (bộ nhớ tạm) để xử lý hình ảnh. Loại này thích hợp cho những đối tượng có nhu cầu nhẹ nhàng như làm việc văn phòng thông thường, internet…
- VGA rời: Loại rời gắn vào khe cắm mở rộng AGP, PCI, PCI-Express,… trên bo mạch chủ. Mặc dù là card rời nhưng chỉ có số ít sản phẩm tháo được VGA ra như các máy trạm hoặc máy gaming…rất thích hợp cho các đối tượng sử dụng chơi game nặng hay sử dụng cho các chương trình đồ họa nặng, render phim ảnh…
Trên thị trường có hai hãng sản xuất cho card đồ họa rời đó là NVIDIA và AMD. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của từng cá nhân mà chọn loại card cho phù hợp.
Ram (Bộ nhớ tạm thời)
Là nơi nhớ tạm những gì cần làm để CPU có thể xử lý nhanh hơn, nói một cách dễ hiểu là mọi dữ liệu trên RAM sẽ biến mất sau khi bạn Restart lại máy. Dung lượng của RAM càng lớn thì lưu trữ tạm càng nhiều, bạn có thể mở cùng lúc nhiều ứng dụng, tab, file mà không bị chậm.
Ổ cứng lưu trữ
Chức năng của ổ cứng là lưu trữ các phần mềm của máy tính như hệ điều hành, các chương trình ứng dụng và dữ liệu của người sử dụng máy. Latop có 2 loại ổ cứng thông dụng đó là HDD và SSD. Tuy nhiên ổ SSD sẽ có tốc độ đọc, ghi và sử lý dữ liệu nhanh hơn nhiều so với ổ HHD.
Mainboard (vỉ máy tính)
Là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo máy tính xách tay, nó sẽ quyết định sự ổn định và hiệu năng của hệ thống máy tính. Mainboard nằm bên dưới bàn phím, nó là nơi gắn kết tất cả các linh kiện và các thiết bị ngoại vi lại với nhau thành một khối thống nhất. Tất cả các linh kiện từ RAM, CPU, ổ cứng, card âm thanh, card đồ họa, Pin Cmos…
Chip set
Chip set là một bộ gồm những con chip, đây chính là trung tâm giao tiếp của bo mạch chủ, điều khiển tất cả hoạt động truyền tải dữ liệu giữa các phần cứng (gôm ổ cứng, CPU, RAM và GPU) và là thành phần xác định tính tương thích giữa bo mạch chủ và các phần cứng. Sự ra đời của bus PCI, một thiết kế vi xử lí hiện đại được hình thành, thay vì một bó chip, một chip cầu bắc bo mạch chủ chỉ đi kèm với hai chip và một chip cầu nam.
Chipset bắc: Là linh kiện nằm trên vỉ máy, chân gầm, được bố trí đứng cạnh CPU và trao đổi dữ liệu trực tiếp với CPU. Có nhiệm vụ điều khiển dữ liệu ra vào các thành phần như RAM, Chip Video và CPU. Ở một số dòng laptop thì chipset bắc tích hợp luôn cả chip video. Khi chipset bắc bị hỏng thì laptop sẽ không thể khởi động, đèn báo nguồn sáng nhưng không sáng màn hình.
Chipset nam: Là chip chân gầm, thường đứng gần với chipset bắc và không đứng gần CPU. Chipset nam đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ trên máy tính như: Điều khiển ổ đĩa HDD, CDROM, giao tiếp ra các Card mở rộng qua cổng PCI, giao tiếp với BIOS, gao tiếp và điều khiển card Sound, card Net, giao tiếp với chip điều khiển nguồn. Khi latop được khởi động, chipset nam sẽ kiểm tra các mạch nguồn, nếu các mạch nguồn ổn thì nó tạo ra tín hiệu reset để khởi động máy. Nếu chipset nam bị hỏng thì máy không thể khởi động và mất tín hiệu reset hệ thống.
Ổ đĩa quang
Ngoài các dòng laptop siêu mỏng hay quá nhỏ gọn thì đa phần các máy tính xách tay đều có một ổ đĩa quang. Ổ đĩa quang thường được đặt ở cạnh phải máy và có thể tháo ra dễ dàng, khi laptop không có ổ đĩa quang nó vẫn có thể hoạt động và vẫn vào được Windows.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cấu tạo máy tính xách tay mà Laptop Tài Thịnh thông tin đến bạn. Hi vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn về chiếc laptop mình đang sử dụng. Nếu bạn có nhu cầu mua laptop, hãy tham khảo ngay những sản phẩm của Laptop Tài Thịnh bạn nhé.
LAPTOP TÀI THỊNH
- Địa chỉ: 08 Tôn Thất Bách, Phường Ghềnh Ráng, tỉnh Bình Định
- Số điện thoại: 0935.108.681
- Email: taitranit91@gmail.com
- Fanpage: Laptop Tài Thịnh